Sàn ôm lệnh là vấn đề mà nhiều nhà đầu tư quan tâm khi giao dịch trên thị trường ngoại hối. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về các sàn forex ôm lệnh để tránh những rủi ro tiềm ẩn khi giao dịch trên thị trường
Forex là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, thu hút hàng triệu nhà đầu tư và giao dịch mỗi ngày. Tuy nhiên, việc giao dịch không phải lúc nào cũng dễ dàng và có thể đem lại lợi nhuận cao. Trong đó, một vấn đề mà nhiều người quan tâm là sàn forex ôm lệnh và nếu hiểu rõ về vấn đề này, bạn có thể tránh được những rủi ro tiềm ẩn chọn khi nhà môi giới ngoại hối.
Hãy cùng Hoifx tìm hiểu về các sàn forex ôm lệnh trên thị trường hiện nay.
Sàn forex ôm lệnh nghĩa là gì?
Sàn forex ôm lệnh là một loại sàn giao dịch forex với cơ chế dealing desk, nghĩa là sàn sẽ tự tạo ra thị trường và khớp lệnh cho các nhà giao dịch, thay vì kết nối các bên mua và bán trực tiếp với nhau như trong cơ chế non-dealing desk.
Trong cơ chế này, sàn có thể đứng ở vị trí đối lập với khách hàng, tức là sàn có thể chủ động quản lý rủi ro và đưa ra các quyết định giao dịch tối ưu hơn cho sàn. Tuy nhiên, sàn cũng có thể chuyển lệnh sang các nhà cung cấp thanh khoản khác nếu không muốn đứng ở vị trí đối lập với khách hàng.
Các sàn forex ôm lệnh thường thu phí chênh lệch giữa giá mua và bán (spread) để kiếm lợi nhuận. Spread được tính toán dựa trên sự khác biệt giữa giá mua và giá bán tại thời điểm khách hàng đặt lệnh.
Khi khách hàng mua, giá mua sẽ cao hơn giá bán và ngược lại khi khách hàng bán, giá bán sẽ thấp hơn giá mua. Spread có thể khác nhau tùy vào cặp tiền tệ và điều kiện thị trường tại thời điểm giao dịch.
Làm sao để nhận biết sàn Forex ôm lệnh?
Để tham gia vào thị trường forex, các nhà giao dịch cần thông qua các sàn giao dịch. Đây là những nhà môi giới cung cấp nền tảng mua bán và kết nối các trader với thị trường.
Tuy nhiên, không phải tất cả các sàn forex đều hoạt động minh bạch và công bằng. Hơn nữa, có rất nhiều đơn vị hoạt động trên thế giới và không phải tất cả đều công khai về cơ chế giao dịch. Theo đó, các sàn forex ôm lệnh sẽ gây ra rủi ro cho các nhà giao dịch như sau:
- Sàn ôm lệnh có thể đưa ra giá khác biệt so với giá thị trường liên ngân hàng, làm mất lợi thế cạnh tranh cho các nhà giao dịch
- Giãn spread, tức là chênh lệch giữa giá mua và bán để thu phí cao hơn từ các nhà đầu tư.
- Các sàn forex ôm lệnh có thể đẩy giá để dính stop loss hoặc không cho đặt take profit của các nhà giao dịch, làm mất tiền của nhà đầu tư.
- Nhiều sàn không cho các trader rút tiền hoặc áp dụng các phí rút tiền cao.
- Họ có thể không tuân thủ các quy định pháp lý hoặc không có giấy phép uy tín, khiến các trader không được bảo vệ quyền lợi.
Top các sàn forex ôm lệnh trader cần biết
JPMorgan
JPMorgan là một trong những nhà tạo lập thị trường Forex lớn nhất và được nhiều người biết đến. Đây là công ty lâu đời đầu trong lĩnh vực tài chính và ngân hàng tại Mỹ với tổng tài sản lên đến 2.509 tỷ USD. Ngân hàng cung cấp tính thanh khoản cho thị trường Forex, chiếm một tỷ lệ khá cao.
Tuy nhiên, JPMorgan đã từng bị đưa ra nhiều tin đồn và phốt liên quan đến việc thao túng giá trên thị trường ngoại hối. Nhưng chưa có thông tin chính thức nào xác nhận về việc điều chỉnh giá ngoại hối theo mong muốn của họ.
Deutsche Bank
Deutsche Bank, còn được biết đến với tên gọi Deutsche Bank AG. Đây là một trong những tập đoàn tài chính và ngân hàng tư nhân hàng đầu của Đức, được thành lập vào năm 1870. Tính đến hiện tại, Deutsche Bank chiếm 19,3% thị phần trong lĩnh vực giao dịch ngoại hối và thu hút 8.650 công ty Forex trên toàn thế giới tham gia.
Với vị thế là nhà tạo lập lớn, Deutsche Bank đã tạo ra sàn giao dịch Forex toàn cầu và kết nối với các sàn giao dịch từ châu Á, châu Âu đến Châu Mỹ. Mang đến cho nhà đầu tư tính thanh khoản lớn, tốc độ giao dịch cũng khá nhanh chóng.
UBS
UBS Group AG, là một ngân hàng đầu tư tư đa quốc gia có trụ sở tại Thụy Sĩ. Đây là ngân hàng lớn tại khu vực châu Âu với thị phần đáng kể trên thị trường ngoại hối. Để cung cấp tính thanh khoản cho thị trường, UBS liên kết với nhiều sàn giao dịch Forex toàn cầu.
Tuy nhiên, UBS cũng đã từng bị đưa ra thông tin liên quan đến các hành vi lừa đảo và thao túng giá trên thị trường ngoại hối. Có bằng chứng và được nhiều phương tiện truyền thông đưa tin.
Sàn Exness
Sàn Exness là một trong các sàn forex ôm lệnh, cung cấp cho khách hàng cả hai môi trường giao dịch là Dealing Desk (ôm lệnh) và No Dealing Desk (đẩy lệnh). Do đó, tùy vào mục tiêu và chiến lược giao dịch, nhà đầu tư có thể chọn loại tài khoản phù hợp.
Nếu không muốn bị ôm lệnh, bạn nên giao dịch tài khoản Raw Spread hay Zero của Exness. Còn nếu muốn giao dịch với spread thấp và không tính hoa hồng thì có thể chọn tài khoản Standard hay Pro của Exness.
Sàn XM
Một trong các sàn forex ôm lệnh trên thị trường hiện nay có XM. Đây là sàn được thành lập vào năm 2009 và cung cấp cho khách hàng cả hai môi trường giao dịch là Dealing Desk (ôm lệnh) và No Dealing Desk (đẩy lệnh).
Trong môi trường Dealing Desk, sàn XM sẽ tự tạo ra thị trường và khớp lệnh cho khách hàng. Điều này có nghĩa là khi bạn đặt lệnh mua hoặc bán, họ sẽ giữ lệnh đó và tìm kiếm bên bán hoặc mua phù hợp nhất để khớp lệnh.
Như vậy, sàn XM có thể đứng ở vị trí đối lập với khách hàng bằng cách đưa ra giá mua/giá bán khác nhau (spread) và thu phí chênh lệch. Tuy nhiên, XM cũng có nhiều ưu điểm như cam kết không làm giá hoặc requote giá cả. Giúp khách hàng giao dịch trong một môi trường công bằng và minh bạch.
Sàn OANDA
Nhắc đến các sàn forex ôm lệnh hiện nay, OANDA là một cái tên nổi bật với gần 3 thập kỷ hoạt động. Sàn forex này được thành lập năm 1996 tại Canada và được quản lý bởi nhiều cơ quan tài chính uy tín như CFTC, FCA và ASIC.
Sàn forex ôm lệnh OANDA cung cấp cho khách hàng nhiều sản phẩm giao dịch như forex, CFD, chỉ số, hàng hóa, kim loại và năng lượng. Cùng với đó là hỗ trợ nhiều nền tảng giao dịch đa dạng như MT4, OANDA Tradingview và Web.
OANDA có nhiều ưu điểm như khớp lệnh nhanh chóng, spread thấp, không có hoa hồng và không có requote. Tuy nhiên tồn tại một số nhược điểm như không hỗ trợ tiếng Việt, không có bonus và không có tài khoản ECN.
Sàn IG Markets
Các sàn forex ôm lệnh tạo ra thị trường cho các trader, xây dựng hệ thống khớp lệnh nội bộ với nhau. Khi không tìm được thanh khoản phù hợp với giao dịch của trader, họ sẽ chuyển lệnh cho các nhà cung cấp thanh khoản khác trên thị trường liên ngân hàng (Interbank). Họ sẽ kiếm tiền thông qua spread và hoa hồng và một trong các sàn forex ôm lệnh điển hình nhưng đáng tin cậy hiện nay là IG Markets.
Sàn Plus500
Trong danh sách các sàn forex ôm lệnh có sàn Plus500. Bởi họ đã từng gặp phải chỉ trích vì thực hiện tình trạng ‘stop loss hunting” trong quá khứ. Điều này làm ảnh hưởng và gây thiệt hại cho nhà giao dịch. Do đó, sàn Plus500 bị chỉ trích và bị cấm hoạt động tại một số quốc gia.
Năm 2015, sàn forex ôm lệnh Plus500 đã thực hiện cải cách và thay đổi chính sách kinh doanh để giải quyết các vấn đề. Họ cũng đã tăng độ minh bạch và cải thiện khả năng đảm bảo tiền gửi của khách hàng.
Có nên giao dịch với các sàn forex ôm lệnh hay không?
Việc chọn các sàn forex ôm lệnh hay không tùy thuộc vào nhu cầu và kỳ vọng của mỗi nhà giao dịch. Nếu bạn không muốn gặp phải các rủi ro có thể gặp phải ở đầu bài thì nên cân nhắc.
Ngược lại, nếu bạn muốn giao dịch với giá thị trường thực, spread thấp hơn và không bị can thiệp bởi sàn thì nên chọn sàn đẩy lệnh No Dealing Desk, điển hình như XTB. Sàn đẩy lệnh sẽ là lựa chọn tuyệt vời, mang tới sự an tâm, an toàn.
Tuy nhiên, bạn cũng cần chấp nhận một số nhược điểm như phải trả hoa hồng cho sàn, khớp lệnh chậm hơn và có thể bị trượt giá khi thị trường biến động mạnh. Do đó, quyền quyết định nằm trong tay bạn.
Sàn XTB – Đối tác tin cậy của các nhà đầu tư
Nếu bạn cần tìm sàn đẩy lệnh uy tín để mở rộng, tìm kiếm cơ hội đầu tư thì XTB là một lựa chọn hoàn hảo. Đây là sàn Forex có tên tuổi trên thị trường với 20 năm hoạt động. Được quản lý bởi các cơ quan tài chính hàng đầu như FCA (Anh), KNF (Ba Lan), CySEC (Síp) và IFSC (Belize).
Sàn XTB cung cấp cho khách hàng hơn 2200 công cụ tài chính. Trong đó có forex, chỉ số, cổ phiếu, hàng hóa, ETF và tiền điện tử. Đặc biệt đây là sàn chuyển lệnh, giúp khách hàng giao dịch với giá thị trường thực. Không bị can thiệp bởi sàn và không phải lo lắng về rủi ro như sàn ôm lệnh.
Sàn XTB cũng nổi tiếng với các nền tảng giao dịch hiện đại và tiện lợi xStation 5 với khả năng khớp lệnh nhanh chóng, không báo giá lại. Không chỉ vậy, nhà môi giới Forex này còn tạo điều kiện cho các nhà đầu tư như cung cấp kiến thức, các khóa học và tin tức về thị trường. Đồng thời hỗ trợ một cách chu đáo và chuyên nghiệp 24/5.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã cung cấp cho bạn nhiều điều hữu ích về các sàn forex ôm lệnh cũng như tìm được điểm đến uy tín để giao dịch ngoại hối. Nếu bạn còn có bất kỳ câu hỏi hay ý kiến nào, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới. Chúc bạn giao dịch hiệu quả và gặt hái nhiều thành công!